28/06/2021

Vừa qua UBND Thành Phố Hồ Chí Minh đã có văn bản tham gia dự thảo quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt giai đoạn 2021 – 2030. Tầm nhìn đến quý I/2050, thông qua Cục Đường Sắt Việt Nam (trực thuộc Bộ Giao Thông – Vận Tải) đảm nhận tiến độ xây dựng và chịu trách nhiệm đảm bảo kịp tiến độ để lăn bánh mở cột mốc trong lịch sử của hệ thống đường sắt Việt Nam.

Dự tính tàu sẽ chạy trực tiếp khu vực từ Sân bay Tân Sơn Nhất đến Cảng Hàng Không Quốc Tế Sân Bay Long Thành thông qua tuyến đường sắt đô thị 4B kéo dài và kết nối với tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Cảng Hàng Không Quốc Tế Sân Bay Long Thành. Trong tương gần đây , người dân có thể trải nghiệm được nhiều phương tiện và tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi di chuyển, đặc biệt là những quãng đường đi lại của người dân sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn, đảm bảo tiêu chí an toàn, tiết kiệm cho người dân cả nước.

Qua đó UBND Thành Phố Hồ Chí Minh họp bàn với Bộ Giao Thông – Vận Tải lên tiếng yêu cầu đơn vị tư vấn nghiên cứu bổ sung phương pháp tổ chức chạy tàu trực tiếp từ khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất đến khu vực Cảng Hàng Không Quốc Tế Sân Bay Long Thành, thông qua tuyến đường sắt đô thị số 4B kéo dài.

Được biết chuyến tàu sẽ chạy theo lộ giới của trục : đường Phạm Văn Đồng, đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng, tuyến Vành đai 2 (Thành Phố Thủ Đức) và giao thương trực tiếp với tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Cảng Hàng Không Quốc Tế Sân Bay Long Thành tại nút giao Vành đai 2 với tuyến đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Chính vì vậy phương án này giúp kinh tế không chỉ trong và ngoài nước tăng cường phát triển và giúp cho hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố Thủ Đức tương lai sau này phát triển cực kì mạnh mẽ và sầm uất , giúp kinh tế ngành đường sắt có một chỗ đứng vững chắc và nhất định sau này khi mà chỉ số kinh tế của các nước cạnh tranh nhau gay gắt để có thể giúp kinh tế nước nhà vươn xa hơn cùng với bạn bè Quốc tế.

Theo thiết kế tuyến metro 4b dài 3,2 km đi ngầm với 3 nhà ga. Hướng tuyến : ga Công Viên Gia Định – Nguyễn Thái Sơn – Hồng Hà – sân bay Tân Sơn Nhất – Trường Sơn – Công viên Hoàng Văn Thụ - ga Lăng Cha Cả ( tuyến số 5 ).

Kế tiếp đó , UBND Thành Phố Hồ Chí Minh thống nhất đối với mạng lưới đường sắt khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, nội dung đề nghị giữ tuyến đường sắt Trảng Bàng – Xa Mát và tuyến đường sắt nhẹ kết nối Thủ Thiêm – Cảng Hàng Không Quốc Tế Long Thành thuộc quy hoạch đường sắt quốc gia vì tuyến đường sắt này được xem là vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa.

Ngoài ra, UBND Thành Phố Hồ Chí Minh quyết định yêu cầu quy hoạch : ga Bình Triệu là ga đầu cuối của tuyến đường sắt Quốc gia và là đoạn tuyến đường sắt hiện hữu từ Bình Triệu – Hòa Hưng xem xét tận dụng một phần để lên thành đường sắt đô thị.

Trong hội thảo triển khai quy hoạch yêu cầu bổ sung đoạn tuyến nối từ nút giao Gò Dưa tới cầu Gò Dưa nhằm phục vụ tàu khách phía Cần Thơ, Mộc Bài tiếp cận tới ga Bình Triệu. Tổng chiều dài đoạn tuyến đề xuất bổ sung khoảng 3,9km, 2,3km đi trùng lộ giới đường Vành đai 2 và khoảng 1,6km tuyến mới đi qua khu vực dân cư hiện hữu , việc phải bổ sung 2 nút giao đường sắt với đường sắt tuyến TPHCM – Cần Thơ với tuyến đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng giúp cho các tuyến đường liên kết thông nhau nhằm giúp cho cư dân di chuyển đi lại dễ dàng thuận lợi hơn , khắc phục được tình trạng ùn tắc khi đông người và thiếu phương tiện vận chuyển. Bên cạnh đó, vì hai vùng kinh tế trọng điểm giao nhau sẽ rất tiện cho mọi sinh hoạt trong Đô thị , nên triển khai càng sớm càng tốt.

Nhưng UBND Thành Phố Hồ Chí Minh phân tích , nếu bổ sung tuyến đường sắt như vậy sẽ tạo ra tuyến mới chưa có trong quy hoạch đô thị , ảnh hưởng trực tiếp nhiều quy hoạch , đồ án trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Theo đó UBND Thành Phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ rất khó khăn trong việc thu xếp quỹ đất, nên yêu cầu cần xem xét và bổ sung tuyến đường sắt này.

Việc Cảng Hàng Không Quốc Tế Sân Bay Long Thành triển khai xây dựng và được đưa vào sử dụng là một trong những yếu tốt "kích cầu" giúp nền kinh tế của cả Nước nói chung và khu vực miền Nam nói riêng tăng mạnh một cách đột biến. Việc tiến hành triển khai xây dựng tuyến đường sắt nối liền khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất đến với khu vực Cảng Hàng Không Quốc Tế Sân Bay Long Thành bắt buộc phải được triển khai một cách nhanh chóng nhất có thể, nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa, các dịch vụ logictics giữa khu vực trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh lưu thông đến khắp mọi nơi trên cả Nước. Bên cạnh đó, khu vực tỉnh Đồng Nai cũng có cảng biển nước sâu là cảng Cái Mép - Thị Vải cũng một phần nào "vánh vác" được nhu cầu trung chuyển hàng hóa đi các nơi.